Vết thương là một dạng tổn thương của cơ thể xuất hiện dưới dạng lớp biểu bì của da bị rách, cắt, đâm thủng hoặc chấn thương do một lực tác động mạnh. Cả hai trường hợp tổn thương biểu bì da hay chấn thương thì đều khiến cho cơ thể thấy đau. Trong trường hợp chấn thương còn có khả năng khiến cho bộ phận chịu tác động bị biến dạng, khuyết tật thậm chí là dẫn đến tử vong đột ngột nếu lực quá mạnh.
- Cách xử lý khi da bị rách, cắt gây chảy máu. Xử lý vết thương hở được xem là kỹ năng cần thiết mà bất cứ ai cũng cần phải trang bị để giúp ích cho chính mình cũng như mọi người xung quanh. Nếu bạn thực hiện khâu xử lý ban đầu tốt sẽ có hiệu quả trong việc giúp vết thương nhanh chóng hồi phục, giảm triệu chứng đau, tình trạng mất máu, hạn chế được nguy cơ nhiễm trùng gây ảnh hưởng đến sức khỏe cơ thể.
Khi bạn hoặc người khác gặp vết rách, cắt hoặc bị vật nhọn đâm xuyên da dẫn đến chảy máu, bạn cần thực hiện nhanh chóng các phương pháp dưới đây để xử lý tổn thương như sau:
Cầm máu, trước tiên, với vùng da bị chảy máu thì cần cầm máu nhanh nhất có thể bằng cách đè chặt vị trí bị rách bằng miếng băng hay bông gòn. Trong trường hợp bạn không có dụng cụ sơ cứu thì có thể dùng hai ngón tay (vết rách nhỏ, lượng máu chảy ít) hay một miếng vải sạch (vết rách lớn, máu chảy nhiều) rồi ấn thật mạnh từ trên xuống để máu ngừng chảy. Nếu trường hợp tổn thương ngay vị trí động mạch chính thì bạn cần phải sử dụng một sợi dây mềm hay băng vải cột một vòng quanh vết thương, dùng một que nhỏ xỏ xuyên qua rồi vặn nhiều vòng để sợi dây siết chặt vùng phía trên và ép động mạch nhỏ lại để máu ngừng chảy nhanh chóng. Đồng thời gấp rút đưa người bệnh đến cơ thể y tế để xử lý vì không được buộc chặt động mạch quá lâu khiến máu không đến được cơ quan bên dưới, dẫn đến hoại tử, tàn phế.
Cầm máu nhanh chóng bằng nhiều cách để hạn chế mất máu và giảm bớt đau đớn
- Rửa sạch:
Sau khi máu đã được cầm, bạn cần phải tiến hành bước tiếp theo là làm sạch vết rách, đồng thời kiểm tra, lấy các dị vật ra khỏi vùng bị tổn thương để hạn chế khả năng nhiễm trùng và hoạt động thực bào. Bước này sẽ giúp giảm bớt triệu chứng đau, nhức tại vị trí bị cắt, rách đồng thời hạn chế được vấn đề để lại sẹo sau khi lành.
Tốt nhất bạn nên rửa bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch oxy già để sát trùng và có thể loại bỏ được bụi bẩn ở sâu bên trong sau đó dùng kẹp nhíp nhẹ nhàng lấy dị vật ra khỏi vết thương. Trường hợp vật quá lớn hay vết rách rộng, sâu thì nên đến ngay cơ sở y tế để xử lý, bạn không nên tự ý can thiệp vì có thể khiến cho tình trạng tổn thương trở nên nghiêm trọng hơn và gây đau đớn cho người bị thương.
- Băng bó:
Sau khi bạn đã tiến hành xong các bước nói trên thì có thể sử dụng một chiếc khăn mềm, nhẹ nhàng lâu khô vị trí bị rách và vùng xung quanh. Cuối cùng, bạn có thể sử dụng bông, gạc để băng bó, phủ kín khu vực tổn thương tối đa 24 giờ rồi tháo ra, rửa sạch và thay băng mới. Bạn cần chú ý tránh gây áp lực hay vận động quá mạnh có thể khiến vết rách chảy máu lại và lâu lành.
Băng bó khi bị thương ở đầu
Băng bó khi bị thương ở cánh tay
Nguồn sưu tầm