Việc rèn cho học sinh lớp 2 có kĩ năng viết chữ hoa là một việc làm hết sức cần thiết và mất rất nhiều công sức. Giáo viên cần chú ý đến các giai đoạn của quá trình tập viết chữ hoa. Việc hướng dẫn học sinh luyện tập thực hành phải tiến hành từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp để học sinh dễ tiếp thu. Lúc đầu là việc viết đúng hình dáng, cấu tạo, kích thước các cỡ chữ, sau đó là viết đúng dòng, đúng độ cao qui định. Việc rèn luyện kỹ năng viết chữ phải được tiến hành đồng bộ ở lớp cũng như ở nhà, ở phân môn tập viết cũng như ở các phân môn môn khác.
Khi học sinh luyện viết chữ, giáo viên luôn luôn chú ý uốn nắn để các
em cầm bút và ngồi viết đúng tư thế. Bài viết đẹp phải đi kèm với tư thế đúng,
rèn cho trẻ viết đẹp mà quên mất việc uốn nắn cách ngồi viết là một thiếu sót lớn của giáo viên. Trong quá trình luyện tập của học sinh, tôi thường lưu ý các
hình thức luyện tập cơ bản sau:
Thứ nhất: Luyện các thao tác chuẩn bị viết chữ.
Học sinh dùng que chỉ “đồ” trên mẫu ở phần hướng dẫn quy trình viết;
viết bằng ngón tay vào khoảng không trước mặt, nếu cần có thể tập viết nét khó, nét đặc biệt chú ý để chữ viết hoa được đúng và đẹp.
Thứ hai: Luyện viết chữ hoa trên bảng lớp.
Hình thức tập viết chữ trên bảng lớp có tác dụng kiểm tra sự tiếp thu
cách viết chữ hoa và bước đầu đánh giá kỹ năng viết chữ hoa của học sinh. Hình
thức này thường dùng trong một quá trình viết từ và cụm từ ứng dụng. Qua đó
giáo viên phát hiện chỗ sai của học sinh (về hình dáng, cách viết, thứ tự các nét...) để uốn nắn chung cho cả lớp hoặc đánh giá, cho điểm.
Ví dụ:
Hướng dẫn học sinh viết chữ hoa “ L” và câu ứng dụng“ Làng quê xanh mát bóng tre”, tiết tập viết lớp 2 tuần 9, giáo viên hướng dẫn:
- Hướng dẫn học sinh nắm vững cấu tạo chữ “ L ” cao mấy li? ( Chữ Lcao 5 ô li, rộng 4 ô li.).
- Chữ “ L ” hoa gồm mấy nét? ( Chữ hoa L gồm 3 nét cơ bản. Nét cong dưới lượn dọc và lượn ngang nối liền nhau. Các nét tạo thành vòng xoắn to ở đầu chữ( gần giống phần đầu của chữ C, G. Và vòng xoắn nhỏ ở chân chữ, giống thân của chữ hoa D).
- Gọi học sinh nêu quy trình viết chữ hoa L
HS nêu: Đặt bút trên đường kẻ ngang 6, viết nét cong dưới lượn trở lên đường kẻ 6. Sau đó, chuyển hướng bút viết tiếp nét lượn dọc(lượn ở hai đầu). Tiếp đến chuyển hướng bút viết nét lượn ngang(lượn hai đầu) tạo vòng xoắn nhỏ ở chân chữ. Dừng bút ở đường kẻ 2.
- Giáo viên nhắc lại quy trình viết chữ hoa L, sau đó hướng dẫn học sinh viết
- Giáo viên vừa giảng quy trình viết vừa viết mẫu vào khung chữ.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh viết bảng con, nhận xét, uốn nắn học sinh rút kinh nghiệm.
- Hướng dẫn học sinh viết câu từ ứng dụng: Hai học sinh đọc.
- Giúp học sinh hiểu nội dung câu ứng dụng: Em hiểu cụm từ “ Làng quê xanh mát bóng tre” nghĩa là gì?
( Nghĩa là cảnh đẹp thanh bình của làng quê Việt Nam)
- Những chữ nào có cùng chiều cao với chữ L và cao mấy li?( Chữ b cao 2,5 li )
- Hãy nêu vị trí các dấu thanh có trong cụm từ ? ( Dấu huyền, đặt trên chữ a, dấu sắc đặt trên chữ o).
- Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng như thế nào ? ( Khoảng cách giữa các chữ ghi tiếng bằng khoảng cách chữ 0 ).
Tương tự như vậy, tôi đã áp dụng cách hướng dẫn này ở từng giờ tập viết.
Thứ ba: Luyện viết chữ hoa trên bảng con của học sinh.
Học sinh luyện tập viết chữ hoa bằng phấn trên bảng con trước khi học sinh tập viết vào vở. Học sinh có thể tập viết chữ cái hoa, tập viết chữ ghi tiếng ứng dụng (có chữ cái hoa). Luyện nối chữ ở trường hợp khó nếu cần. Khi sử dụng bảng con, giáo viên cần hướng dẫn các em cách lau bảng từ trên xuống dưới, cách sử dụng và bảo quản phấn (phấn phải để vào hộp riêng cho khô), cách lau tay sau khi viết để giữ vệ sinh (phải có giẻ ẩm để lau bảng, một giẻ khác chỉ dùng để lau tay). Viết vào bảng xong, học sinh cần giơ bảng lên để giáo viên kiểm tra, nhận xét, sửa lỗi vào ngay bảng của học sinh nếu có.
Thứ tư: Luyện tập viết trong vở tập viết 2.
Học sinh phải viết cái chữ hoa, chữ ghi tiếng ứng dụng theo cỡ vừa và
cỡ nhỏ, viết cụm từ ứng dụng theo cỡ nhỏ. Muốn cho học sinh sử dụng vở tập
viết có hiệu quả, giáo viên cần hướng dẫn tỉ mỉ nội dung và yêu cầu kỹ năng
của từng bài. Quá trình hướng dẫn học sinh luyện tập viết chữ, giáo viên cần hết sức lưu ý rèn các thói quen cho học sinh: ngồi viết đúng tư thế, để vở đúng quy
cách và biết xê dịch vở khi viết, cầm bút (viết) đúng qui định.
Ví dụ: Khi học sinh luyện viết vở bài: Chữ hoa L
Ở dòng đầu tiên viết chữ hoa L cỡ nhỡ, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kỹ chữ viết mẫu trong vở để xác định điểm đặt bút, độ lượn của phần đầu và độ uốn của phần lưng chữ. Sau đó, giáo viên yêu cầu học sinh viết từng chữ một, chữ sau rút kinh nghiệm của chữ trước để viết đẹp hơn. Cũng hướng dẫn tương
tự với dòng chữ cỡ nhỏ (học sinh viết từng dòng một).
Trước khi học sinh luyện viết chữ ghi từ ứng dụng “Làng quê xanh mát bóng tre “, giáo viên yêu cầu học sinh quan sát kỹ chữ L sang chữ a , học sinh
cũng viết từng chữ một để khắc sâu trí nhớ và rút kinh nghiệm cho chữ sau.
Ở dòng đầu của chữ ghi cụm từ ứng dụng “Làng quê xanh mát bóng tre” giáo
viên cần cho học sinh nhắc lại khoảng cách giữa các chữ trước khi luyện viết.
Việc đảm bảo tốt các công việc trên sẽ giúp các em viết tốt hơn ở những dòng
sau.
Tứ năm: Luyện tập viết chữ hoa khi học các môn học khác.
Ngoài các giờ tập viết, giáo viên còn phải luôn nhắc nhở học sinh tập
viết các chữ hoa ở các môn (phân môn) khác. Có như thế việc luyện tập viết chữ mới được củng cố đồng bộ thường xuyên, nhằm nâng cao chất lượng chữ viết và hình thành ở học sinh những phẩm chất tốt như tính kiên trì, cẩn thận, khiếu thẩm mỹ. Việc làm này đòi hỏi ở giáo viên ngoài những hiểu biết về chuyên môn còn cần sự kiên trì, tính cẩn thận và lòng yêu nghề mến trẻ.
Thứ sáu: Kết hợp với phụ huynh học sinh
Thông qua cuộc họp phụ huynh đầu năm tôi trao đổi về việc viết chữ hoa của của các em duy trì sĩ số của các em là hết sức cần thiết. Bởi đi học muộn, nghỉ học, bỏ học sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc học tập trên lớp của các em. Đối với các em thường xuyên nghỉ học tôi đến nhà gặp trực tiếp phụ huynh vận động học sinh ra lớp, ngoài ta tôi thường xuyên liên lạc với phụ huynh qua zalo, điện thoại để trao đổi về việc chuyên cần cũng như tình hình học tập của các em trên lớp. Bên cạnh đó mỗi ngày đến lớp, việc đầu tiên làm là tôi bao quát lớp, xem các em có đi học đầy đủ không. Nếu thấy vắng em nào mà phụ huynh chưa thông tin cho giáo viên, tôi liền gọi điện cho phụ huynh em đó để biết nguyên nhân em không đến lớp.