Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng đã nói: “Chữ viết cũng là một biểu hiện của nết người. Dạy cho học sinh viết đúng, viết cẩn thận, viết đẹp là góp phần rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận, tính kỷ luật, lòng tự trọng đối với mình cũng như đối với thầy cô và bạn mình”.
Học chữ chính là công việc đầu tiên khi các em đến trường. Nhiều thế hệ thầy cô giáo đã trăn trở, góp công, góp sức để cải tiến kiểu chữ, nội dung cũng như phương pháp dạy học chữ viết. Tuy vậy, nhiều học sinh vẫn viết sai, viết xấu, viết chậm, điều đó ảnh hưởng không nhỏ tới các môn học khác. Ngoài ra Tập Viết còn góp phần quan trọng vào việc rèn luyện cho học sinh những phẩm chất đạo đức tốt như: Tính cẩn thận bền bỉ, tinh thần kỉ luật và óc thẩm mỹ bởi người xưa nói: “Nét chữ, nết người”.
Qua khảo sát tôi nhận thấy các em viết hay bị sai thường do các nguyên nhân chủ yếu sau đây:
* Các em từ mẫu giáo mới vào lớp 1 nên chữ chưa thống nhất. Có em không biết viết, hoặc chỉ viết chữ in, chưa xác định đúng được dòng kẻ, viết không đúng mẫu chữ, ngồi viết chưa đúng tư thế vì còn mãi chơi, nghịch.
* Các em chưa xác định được điểm đặt bút, điểm dừng bút khi viết chữ.
* Chưa xác định được khoảng cách viết giữa các con chữ và các chữ trong từ.
* Các em viết sai về độ cao, thế chữ chưa đúng mẫu.
* Viết nối giữa các con chữ (ch, tr, nh, ph, ng, ngh, gh, gi) chưa đẹp.
* Mặt khác các em chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học nhiều hơn, phải viết nhiều các em mỏi tay dẫn đến nản trí khi viết.
* Phụ huynh chưa nắm được mẫu chữ mới để hướng dẫn con em mình luyện viết đúng, đẹp ở nhà.
Và để cải thiện khắc phục những nguyên nhân trên đồng thời nâng cao chất lượng chữ viết của lớp 1A7 thì tôi – GVCN lớp đã đề ra những biện pháp mới của cá nhân dựa trên quan điểm kế thừa , phát huy, cải tiến những biện pháp đã có và đề xuất thêm những biện pháp mới, những biện pháp này khắc phục những hạn chế của giáo viên và học sinh, phối hợp trong việc viết chữ chưa đẹp, chưa nhanh đồng thời với việc nâng cao ý thức của giáo viên và học sinh, phối hợp việc giáo dục ở cả nhà trường và gia đình. Nội dung của các biện pháp đó như sau:
+ Khảo sát trình độ nhận biết mặt chữ, cách viết chữ của học sinh
+ Nắm vững yêu cầu cơ bản của dạy tập viết, chính tả của lớp 1
+Rèn tư thế ngồi viết cho học sinh, kỹ thuật lia tay, viết trên không.
+ Hướng dẫn học sinh nắm chắc tư vế ngồi, các cầm bút, quy ước kí hiệu của giáo viên trong việc dạy tập viết, chính tả.
+Dạy học sinh luyện chữ theo nhóm chữ có chung cấu tạo về nét, độ cao.
+ Dạy học sinh kỹ thuật viết nhanh.
+ Áp dụng và đổi mới các phương pháp giảng dạy để tiết học thú vị, hấp dẫn
+ Thay đổi giọng đọc.
+ Tổ chức “Đôi bạn giúp nhau tiến bộ” .
+ Phương pháp nêu gương
+ Tổ chức cho học sinh: “Học mà vui - Vui mà học”
+ Giáo dục tính cẩn thận
+ Rèn thói quen đọc lại bài sau khi viết.
- ð Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, kết quả giữ vở và rèn viết chữ đẹp của tập thể lớp 1A7 đã đạt được những kết quả cao như sau: