Trước tình trạng bạo lực xâm hại trẻ em và bạo
lực học đường đang có xu hướng gia tăng, gây hoang mang thì việc tăng cường
tuyên truyền kiến thức, kỹ năng phòng chống bạo lực học đường tại các trường
học là hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo
viên và học sinh trong việc trang bị thêm kiến thức, kỹ năng tự vệ an toàn,
hướng tới xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện và nói
không với bạo lực học đường.
Bằng cách thức tuyên truyền như: xem clip,
hình ảnh có liên quan đến hành vi bạo lực xâm hại trẻ em và những giải pháp
nhằm hạn chế sự gia tăng của bạo lực xâm hại trẻ em. Qua đó trang bị cho các em
học sinh các kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân, tránh việc bị lạm dụng
xâm hại cũng như các kỹ năng giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong môi
trường học đường. Cùng nhau xây dựng tình bạn đẹp, yêu thương, giúp đỡ nhau
cùng học tập, tiến bộ, tích cực rèn luyện đạo đức, nhân cách và tiếp thu tốt
kiến thức để trở thành những công dân có ích cho xã hội, gia đình và chính bản
thân trong tương lai.
GVCN trực tiếp hướng dẫn các em trong giờ
Sinh hoạt lớp
Các em học sinh được theo dõi clip các quy tắc để tránh bị
xâm hại
Trong khi tuyên
truyền, GV khéo léo lồng ghép và giáo dục HS ghi nhớ Những điều trẻ em cần biết:
Không dễ dãi kết bạn, làm quen với người lạ,
người mới quen chưa rõ nhân thân lai lịch, người quen trên mạng; không dễ nhận
quà, nhận lời mời của những người này. Chia sẻ, tham vấn với bạn bè, người thân
trước các hiện tượng lạ, các hành vi làm mình khó chịu,..
Không may nếu trở thành nạn nhân bị xâm hại
tình dục (hoặc biết người khác như bạn bè bị xâm hại) thì nhanh chóng, mạnh dạn
tố giác, tố cáo hoặc nhờ sự trợ giúp của người thân, nhà trường, tổ chức đoàn
thể. Không chấp nhận sự dàn xếp, thương lượng, xử lý nội bộ với đối tượng xâm
hại tình dục.
Giữ
lại và giao các đồ vật, tài liệu liên quan đến việc bị xâm hại cho cơ quan chức
năng (như quần áo, quà tặng, dữ liệu điện tử,…)
Hãy nhớ rằng em không phải là người có lỗi khi bị xâm hại
tình dục.
Hãy nhớ rằng em có quyền được bảo vệ và có quyền
được giúp đỡ để được an toàn.
Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em: 111
|
Người
viết
Nguyễn
Thị Mai Phương - GV TPT
|