Tác hại nguy hiểm nhất của rác thải nhựa tới
môi trường chính là tính chất khó phân hủy trong điều kiện tự nhiên (sẽ phải
mất 100 - 1000 năm để phân hủy).
Rác thải nhựa và túi ni lông khó phân hủy làm
tắc nghẽn cống, rãnh, kênh, rạch gây ứ đọng nước thải và ngập úng là điều kiện
cho côn trùng, vi khuẩn, vi trùng sinh sôi.
Rác thải nhựa khi tự phân hủy trong môi trường
thường bị vụn thành các hạt vi nhựa. Hạt vi nhựa với kích thước cực nhỏ, có thể
xâm nhập vào cơ thể của các loài sinh vật biển và do không tiêu hủy được hạt vi
nhựa được tích tụ lại trong cơ thể sinh vật tiếp tục đi vào cơ thể con người.
các hạt nhựa siêu nhỏ có thể xâm nhập vào mạch máu, hệ bạch huyết, thậm chí vào
gan.
Chất thải nhựa và ni lông khi đốt có thể tạo
ra khí thải có chứa dioxin và phura, là chất kịch độc, ngất, khó thở, ho, ảnh
hưởng tuyến nội tiết, giảm khả năng miễn dịch, gây rối loạn chức năng, gây ung
thư và các dị tật bẩm sinh cho trẻ sơ sinh.
Vậy chúng ta cần làm gì để giảm tải rác thải
nhưa?
Từ chối sử dụng các sản phẩm, các quy trình
công nghệ, các nguồn nguyên liệu gây ảnh hưởng tới môi trường
Giảm thiểu lượng rác thông qua việc thay đổi
lối sống và cách tiêu dùng, cải tiến các quy trình sản xuất, mua bán để giảm
lượng rác thải, nhựa dùng một lần
Sử dụng rác thải làm nguyên liệu sản xuất ra
các chất hoặc sản phẩm có ích khác
Ưu tiên sử dụng sản phẩm có tính phân hủy cao,
an toàn với môi trường, phân loại và sử dụng rác hữu cơ để ủ phân vi sinh (khi
có điều kiện).