Ở nước ta, ngày 9-11-1946, bản hiến pháp đầu
tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được ban hành. Sau Hiến pháp 1946, đất
nước ta đã có Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992.
Những tư tưởng lập hiến, những giá trị dân chủ, quyền con người, quyền công
dân, tư tưởng và mô hình tổ chức nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân
dân được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1946 luôn là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tất cả
các bản hiến pháp và toàn bộ hệ thống pháp luật của nước ta.
Chính vì vậy, ngày 9-11, ngày ban hành Hiến pháp
1946 được xác định là Ngày Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
(gọi tắt là Ngày Pháp luật) đã được chính thức luật hóa trong Luật Phổ biến,
giáo dục pháp luật (có hiệu lực từ ngày 1-1-2013). Điều 8 Luật Phổ biến, giáo
dục pháp luật quy định: “Ngày 9 tháng 11 hằng năm là Ngày Pháp luật nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Ngày Pháp luật được tổ chức nhằm tôn vinh hiến
pháp, pháp luật, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã
hội”.
Mục đích, ý nghĩa của ngày Pháp luật, thượng
tôn Hiến pháp và pháp luật, Ngày Pháp luật được tổ chức hằng năm nhằm tôn vinh
Hiến pháp, pháp luật, đề cao giá trị của Hiến pháp, pháp luật trong nhà nước
pháp quyền, giáo dục ý thức thượng tôn pháp luật cho mọi người trong xã hội.
Với ý nghĩa đó, trong ngày này mọi tổ chức, cá nhân tập trung nghiên cứu, tìm
hiểu pháp luật, góp phần đưa các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, từ đó
lan tỏa sâu rộng để tất cả các ngày trong năm đều là Ngày Pháp luật.
Hưởng ứng "Ngày pháp luật Việt
Nam", các lớp đã tổ chức buổi Sinh hoạt lớp với các nội dung: nghe tuyên
truyền phổ biến sâu rộng về Hiến pháp, các văn bản pháp luật quan trọng, từ đó
nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành Hiến pháp, pháp luật và bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp cá nhân.
Cô Hồng Lương tuyên truyền với HS lớp 1 về Ngày Pháp luật
Việt Nam
Lớp
2B1 tuyên truyền về Ngày Pháp luật Việt Nam
HS
đang chia sẻ hiểu biết về Ngày Pháp luật Việt Nam
|
Người
viết
Nguyễn
Thị Mai Phượng - GV TPT
|