Ở bậc Tiểu học, cùng với giáo
dục văn hóa, đạo đức thì giáo dục kĩ năng sống đặc biệt là kĩ năng giao tiếp được
quan tâm chú trọng.
Giao tiếp là một trong các kĩ
năng quan trọng và vô cùng cần thiết trong cuộc sống. Ở bậc Tiểu học, cùng với
giáo dục văn hóa, đạo đức thì giáo dục kĩ năng sống đặc biệt là kĩ năng giao tiếp
được quan tâm chú trọng để hình thành những nhân tố cơ bản góp phần hình thành
nhân cách con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Kỹ năng giao tiếp không phải
do bẩm sinh, di truyền mà có được. Nó được hình thành và phát triển trong quá
trình sống, qua hoạt động, qua trải nghiệm, tập luyện, rèn luyện. Nhận thức được
điều đó, tập thể đội ngũ giáo viên nhà trường luôn quan tâm chú trọng đổi mới phương pháp dạy
học và tích cực lồng ghép các hoạt động trải nghiệm góp phần giáo dục kĩ năng
giao tiếp tích cực, tự tin cho học sinh.
Trong mỗi tiết học,
các em học sinh luôn là chủ thể trung tâm của mọi hoạt động, còn giáo viên là
người định hướng và dẫn dắt. Mỗi học sinh đều được quan tâm và có cơ hội để
giao tiếp với bạn bè, thầy cô. Qua các hoạt động nhóm hay vấn đáp giữa thầy và
trò, bạn với bạn, các em được nhận xét, đánh giá và uốn nắn từ cách xưng hô sao
cho phù hợp, thưa gửi khi trả lời, nói cho đủ câu, mạnh dạn khi trình bày và
cách thể hiện cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi giao tiếp cho phù hợp và sinh động.
Hình ảnh học sinh là chủ thể trong các giờ học
Để các tiết học được hấp dẫn,
các hoạt động giao tiếp được tự nhiên và hiệu quả, mỗi giáo viên trong nhà trường
còn chú trọng tổ chức các hoạt động sắm vai thể hiện tình huống, mạnh dạn sân
khấu hóa các bài học đặc biệt là các tiết kể chuyện hay giờ học lịch sử.
Ngoài các tiết học chính khóa,
để làm giàu thêm vốn từ, vốn hiểu biết cho các em giao tiếp tốt, Ban giám hiệu
Nhà trường luôn quan tâm, tạo điều kiện về thời gian và cơ sở vật chất để học
sinh có thể tham gia các câu lạc bộ sách, năng khiếu, câu lạc bộ thuyết trình,
các hoạt động trải nghiệm,…
Các tiết đọc sách được sắp xếp
là 1 tiết học chính khóa giúp học sinh có thêm cơ hội để gần sách, yêu sách.
Không gian đọc cũng được bố trí linh hoạt và thuận tiện. Nhà trường có một thư
viện xanh ngoài trời được xây dựng, trang trí rất gần gũi, thoáng mát cho học
sinh tự do đến đọc. Một thư viện trong nhà với hàng trăm đầu sách cho thiếu nhi
và máy tính để tra cứu khi cần thiết. Mỗi lớp học đều được bố trí một góc thư
viện nhỏ để các em trao đổi và lựa chọn những cuốn sách yêu thích.
Không gian sách đến gần với học sinh hơn
Ngoài giờ lên lớp, nhà trường cũng
luôn chú trọng tạo ra các sân chơi, buổi tọa đàm, giao lưu năng khiếu giúp cho
học sinh phát hiện và tự tin thể hiện, phát huy thế mạnh, từ đó các em học sinh
mạnh dạn và bản lĩnh hơn. Mỗi tuần, trong các tiết chào cờ vào sáng thứ hai,
các lớp được phân công chuẩn bị những tiết mục văn nghệ hay những câu chuyện về
bài học ý nghĩa theo các chủ điểm để biểu diễn. Các buổi giao lưu, tọa đàm với
những chuyên đề gần gũi, thiết thực với học sinh cũng được tổ chức thường
xuyên. Qua các hoạt động này, các em được bày tỏ ý kiến, tâm tư hay những thắc
mắc về các vấn đề trong học tập hay trong cuộc sống với những vị khách mời,…
Tạo môi trường giao tiếp qua các hoạt động ngoại
khóa
Tạo môi trường giao tiếp qua các hoạt động ngoại
khóa góp phần tích cực trong rèn kĩ năng giao tiếp cho học sinh. Thông qua các
hoạt động, các em được trải nghiệm, được giao tiếp tự nhiên và mạnh dạn hơn. Được
trang bị tốt các kĩ năng giao tiếp cần thiết các em đã tự tin hơn, chủ động hơn
trong làm quen và kết nối với mọi người xung quanh, thể hiện và khẳng định bản
thân cũng như biết cách ứng xử đúng mực và có văn hóa.