MỘT
VÀI SUY NGHĨ VỀ NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20/11
Đã Đã mấy chục năm nay, cứ vào dịp
Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11), khắp nơi trên cả nước lại vang lên lời bài hát
rất đỗi quen thuộc "Bài ca người
giáo viên nhân dân" của nhạc sĩ Hoàng Vân:
Trên những nẻo đường của Tổ quốc
xanh tươi
Có những loài hoa thơm đậm đà sắc hương
Có những bài ca nghe rạo rực lòng người
Bài ca ấy, loài hoa ấy,
Đẹp như em – Người Giáo viên Nhân dân !...
Giai điệu thiết tha, ấm áp, ngọt ngào, trong
sáng như dòng suối tuôn chảy dạt dào. Đây là bài hát nổi tiếng nhất viết về đề
tài sư phạm từ trước đến nay. Chính vì vậy, ai đã từng làm công tác giáo dục
cũng thuộc, cũng nhớ nằm lòng từng lời bài hát và đều trào dâng cảm xúc mỗi khi
nghe lại bài hát vào thời điểm ngày 20/11 đến gần.
Trong cuộc đời dạy học của những người thầy,
ngày 20/11 hàng năm là ngày vui nhất, xúc động nhất, bởi đây là ngày cả xã hội
đều hướng về các thầy cô giáo với tấm lòng kính trọng, tôn vinh và khẳng định
thiên chức cao quý của nghề dạy chữ, dạy người. Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi
tiếng: "Dưới ánh hào quang của ánh
sáng mặt trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học".
Đôn-ki-xtôi đã có câu nói nổi tiếng: "Dưới ánh hào quang của ánh sáng mặt
trời, không có nghề nào cao quý bằng nghề dạy học".
Bác Hồ đã khẳng định: "Không có thầy giáo thì không có giáo dục. Nhiệm vụ của thầy cô
giáo là rất quan trọng và rất vẻ vang".
Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng cũng đã nói: "Nghề dạy học là nghề cao quý nhất
trong các nghề cao quý, nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo. Các thầy cô
giáo không những dạy chữ mà còn dạy người, họ cứ như cây thông trên sườn núi,
cây quế giữa rừng sâu thầm lặng toả hương dâng hiến trí tuệ, sức lực cho
đời".
Quả thật vậy, bao đời nay, nghề dạy học luôn
được coi là một nghề vô cùng cao quý, đào tạo nên nguồn nhân lực quyết định tới
sự phát triển của đất nước. Để được xã hội tôn vinh, quý trọng, các thầy cô
giáo đã phải âm thầm vượt lên những khó khăn, vất vả của đời thường, dồn hết
tâm huyết của mình vào trang giáo án, ép cho mạch ngầm trí tuệ chảy trên trang
giấy để từng phút, từng giờ thấm vào trang vở học sinh, thấm vào ý thức tự
cường của mỗi công dân trước cuộc đời và tương lai của đất nước.
Cả cuộc đời dồn hết chữ "Tâm" vào viên
phấn trắng để vạch con đường cho học sinh đến với tương lai. Cả cuộc đời trau
dồi ngôn ngữ, lựa chọn thanh âm để dần dần chạm khắc vào cõi tâm linh của mỗi
con người, chạm vào cõi sâu thẳm của trí tuệ để làm bật lên cái rung cảm mãnh
liệt trong tâm hồn mỗi học sinh, làm lóe sáng lên cái thần, cái thế, cái lung
linh huyền ảo và cái đích của nhiều ngả đường trong từng bài giảng.
Cả cuộc đời trau chuốt chữ "Nhân" để
làm sáng thêm cho chữ "Nghề" và rạng rỡ cho chữ "Nghiệp".
Cả cuộc đời bình dị mà sáng trong, thiêng liêng nhưng rất đỗi đời thường. Cả
cuộc đời chỉ có viên phấn trắng với bảng đen đã làm nên những bài ca làm rung
động lòng người, làm khao khát cháy bỏng hàng triệu con tim.
Kết thúc bài viết này,
tôi mượn lời nhà thơ Quách Mạt Nhược (Trung Quốc) nói về nghề giáo: "Mặt
trời mọc, mặt trời tắt. Trăng tròn rồi trăng lại khuyết. Nhưng ánh sáng người
thầy không bao giờ tắt".
Hình ảnh học sinh lớp 1A6 say sưa làm bưu thiếp
tặng thầy cô nhân ngày 20/11