Tai nạn liên quan đến
đuối nước xảy ra rất phổ biến ở Việt Nam nên việc dạy trẻ học bơi và kĩ năng ứng
phó khi tai nạn liên quan đến sông nước xảy ra là vấn đề cực kỳ cần thiết.
Nghỉ hè luôn là thời
điểm được các em háo hức chờ đợi, bởi đây là thời gian để vui chơi, nghỉ ngơi,
khám phá xung quanh. Tuy nhiên, thời điểm
này thường xuyên xảy ra các vụ đuối nước thương tâm, tai nạn đáng tiếc. Vì vậy,
các em cần trang bị cho mình kiến thức về phòng tránh đuối nước để đảm bảo an
toàn cho mình và người thân.
Trẻ em khi bơi phải được
người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác như
đọc sách, tán chuyện gẫu, lướt điện thoại...
Ở nhà có trẻ nhỏ tốt
nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải
tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.
Nhà có hồ bơi nên rào
kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động
khi trẻ em vào.
Khuyến cáo các em nhỏ
không nên chơi đùa gần ao, hồ, sông suối, những nơi tiềm ẩn rủi ro đuối nước.
Chỉ bơi ở những nơi có
người và phương tiện cứu hộ, tuân thủ các quy định của bể bơi, khu vực bơi.
Khi đi tắm biển hay
sông, người biết bơi hay không cũng chỉ nên tắm gần bờ, đặc biệt là ở biển, vì
dù biết bơi cũng rất khó để bơi do sóng biển đánh liên tục. Nhiều người thường
nằm trên phao khi tắm biển. Điều này cũng khá nguy hiểm vì bạn sẽ dễ bị cuốn ra
xa mà không biết, nhiều khả năng bạn sẽ bị sóng đánh úp, những cơn sóng dồn dập
khiến bạn không biết xử lý như thế nào và sẽ bị uống nước nhiều, mất sức.
Chấp hành tốt các quy
định về an toàn khi tham gia các phương tiện giao thông đường thủy như mặc áo
phao.
Để các em biết cách
phòng tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra cho bản thân và những người thân
trong gia đình, các ớp đã triển khai Sinh hoạt lớp với chủ đề "Phòng chống
đuối nước" cho các em học sinh.