-
Mục tiêu và nhiệm vụ
Trong quá trình dạy môn Tiếng Việt, nhiệm vụ của GV Tiểu học là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết. Phân môn Chính tả có nhiệm vụ rèn kĩ năng nghe, viết, đọc.
Xác định nhiệm vụ và mục tiêu phân môn chính tả, không tách rời việc xác định mục tiêu và nhiệm vụ dạy Tiếng Việt ở Tiểu học. Theo tôi xác định được mục tiêu của phân môn chính tả là phải cụ thể đúng hướng, đó là điều kiện quyết định sự lựa chọn nội dung và phương pháp dạy Chính tả.
Phân môn Chính tả giải quyết vấn đề dạy cho trẻ biết chữ để học tiếng, dùng chữ để học các môn khác và để sử dụng trong giao tiếp. Chính tả là môn học có tính chất thực hành và được thực hiện qua 3 bước:
+ Chính tả đoạn, bài: tập chép hoặc nghe viết một bài hoặc một đoạn có độ dài trên dưới 50 chữ (tiếng)
+ Chính tả âm, vần: luyện viết các từ có âm , vần dễ viết sai chính tả do không nắm vững quy tắc của chữ quốc ngữ hoặc do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương.
+ Viết chữ đúng mẫu, đúng chính tả, không mắc quá 5 lỗi/1 bài trên dưới 50 chữ.
+ Đạt tốc độ viết khoảng 50 chữ/ 15 phút.
-
Bước 2 : Kết hợp luyện tập chính tả với việc rèn luyện cách phát âm, củng cố nghĩa từ, trau dồi về phát âm Tiếng Việt, góp phần phát triển một số thao tác tư duy (nhận xét, so sánh, liên tưởng, ghi nhớ…) cho học sinh.
-
Bước 3 : Bồi dưỡng cho học sinh một số đức tính và thái độ cần thiết trong công việc như: tính cẩn thận, chính xác, có óc thẩm mỹ, lòng tự trọng và tinh thần trách nhiệm,…
Ngoài ra học sinh lớp 2 còn được luyện tập chính tả âm vần luyện viết các từ có âm, vần dễ lẫn lộn. Do không nắm vững quy tắc của chữ quốc ngữ hoặc do ảnh hưởng của phát âm địa phương, học sinh thường viết thiếu dấu...Tóm lại để dạy tốt phân môn Chính tả giáo viên phải nắm chắc nội dung chương trình và mục tiêu của từng bài dạy để từ đó tìm ra phương pháp dạy phù hợp với đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng bài dạy.
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:
Kĩ năng viết đúng, viết đẹp là một kĩ năng phức tạp, đòi hỏi một quá trình lâu dài.
Học sinh viết chính tả (Tập chép, nghe viết) với những bài thơ, đoạn văn dài trên 50 chữ, học sinh làm bài tập ở dạng điền âm, vần vào chỗ trống.
Học sinh được viết đoạn bài có độ dài khoảng 50 chữ các hình thức luyện tập là : Tập chép (nhìn, viết) áp dụng trong nửa đầu học kì I. Nghe, viết là hình thức luyện tập chủ yếu ở học kì II
-
Các biện pháp hướng dẫn học sinh lớp 2 khắc phục lỗi sai khi viết chính tả
a/ Phân tích so sánh
Với những tiếng khó, giáo viên áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh với những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh ghi nhớ.
Ví dụ: Khi viết tiếng “nặng” học sinh dễ lẫn lộn với tiếng “nặn” giáo viên yêu cầu học sinh phân tích cấu tạo hai tiếng này.
Nặng = N + ăng + thanh nặng
Nặn = N + ăn + thanh nặng
So sánh để thấy sự khác nhau, tiếng “nặng”có âm cuối là “ng”, tiếng “nặn” có âm cuối là “n”. Học sinh ghi nhớ cách phát âm và cách viết sẽ không viết sai.
b/ Giải nghĩa từ
Do phương ngữ của từng miền khác nhau, cách phát âm đôi khi chưa thống nhất với chữ viết nên học sinh cần nắm rõ nghĩa của từ để viết cho đúng.
Ví dụ: vác nặng - lặng im
c/ Hướng dẫn mẹo luật chính tả:
Các âm đầu k, gh, ngh chỉ kết hợp với âm i, e, ê.
Để phân biệt âm đầu s/ x: Đa số các từ chỉ tên cây và tên con vật đều bắt đầu bằng s : si, sồi, sả, sứ, sắn, sung, sao, sim, su su, sầu đâu, sơn trà, sậy, sấu, sến, sam, sán, sầu riêng, so đũa…sáo, sâu, sên, sam, sán, sếu, sò, sóc, sói, sứa, sáo sậu, sư tử,…
Để phân biệt âm đầu tr/ ch: Đa số các từ chỉ đồ vật trong nhà và tên con vật đều bắt đầu bằng ch: chăn, chiếu, chảo, chổi, chai, chày, chén, chum, chạn, chõ, chĩnh, chuông, chiêng… chuột, chó, chí, chồn, chuồn chuồn, chào mào, châu chấu, chiền chiện, chẫu chàng, chèo bẻo, chìa vôi,…
d/ Cho HS làm nhiều dạng bài tập chính tả:
a - nàng xóm b- chổi che c - xa xa
d - lo lắng e - chang chang g - chim xẻ
gia đình
|
|
da vào
|
|
cặp da
|
|
dòng giống
|
|
giông bão
|
|
râm bụt
|
|
A
|
B
|
long
|
dữ
|
sáng
|
sủa
|
giận
|
chăn
|
con
|
lanh
|
Đôi………này đế rất………. (dày, giày)
Em thích nghe kể…………hơn đọc……… ( truyện, chuyện )
Đàn xếu đang sải cánh trên cao.
Hồ về thu, nước chong vắt, mênh mông.
Điền vào chỗ trống cho phù hợp
d, r hoặc gi : …án cá, ….ễ….ãi, đêm….ao thừa, xếp hàng….ọc
s hoặc x : ….ôn….ao,….a….ôi,….ung phong, đơn….ơ
Chọn chữ nào trong ngoặc đơn để điền vào chỗ trống:
(lịch, nịch): quyển.....; chắc ....
Điền vào chỗ trống tr hay ch:
cây ...e; mái ...e; ...ung thành; ...ung sức.
Điền vào chỗ trống ng hay ngh?
- ...ày tháng; ...ỉ ngơi; ...ười bạn; ...ề nghiệp.
Đặt câu để phân biệt từng cặp từ sau
no – lo
dành – giành
e/ Rèn chính tả thông qua trò chơi:
Biện pháp này giúp cho học sinh ghi nhớ các âm đọc lên thì giống nhau nhưng khi viết thì khác nhau. Tổ chức cho các em chơi phải có luật chơi, có bình chọn nhóm thắng cuộc để các em có hứng thú trong học tập.
Ví dụ: Thi viết các từ gồm có các tiếng có âm đầu là: “tr” hoặc là “ch”
g/ Hoạt động bằng tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh:
Giáo viên cần chú ý tổ chức trò chơi mang tính giáo dục, gắn liền với nội dung bài học, phù hợp với đặc trưng phân môn chính tả. Trò chơi học tập là chơi mà học, học có hứng thú. Để tiến hành trò chơi đạt hiệu quả giáo viên cần chú ý thực hiện các bước sau:
Giáo viên xác định trò chơi phù hợp với nội dung bài học, đảm bảo khả năng thực hiện của học sinh.
+ Giáo viên hướng dẫn luật chơi và cách tiến hành trò chơi.
+ Học sinh thực hiện trò chơi
+ Học sinh nhận xét, đánh giá
+ Học sinh góp ý, khen ngợi
Ví dụ: + Con gì có vẩy, có đuôi
Không ở trên cạn mà bơi dưới hồ?
+ Để nguyên ai cũng nặc nè
Bỏ nặng thêm sắc ngày hè chói chang
h/ Sử dụng thiết bị dạy học:
Đối với phân môn chính tả việc thiết kế và sử dụng thiết bị dạy học cũng rất cần thiết. Nếu ở từng bài giáo viên có chuẩn bị phiếu bài tập, các phương tiện cần thiết phục vụ cho trò chơi như: Bảng phụ, băng giấy…thì hiệu quả học tập sẽ cao hơn, giúp học sinh nhớ lâu hơn về quy tắc viết chính tả, từ đó mà không mắc lỗi chính tả.
i/ Sử dụng phiếu học tập
- Giáo viên soạn bài trên tinh thần hướng dẫn học sinh làm việc trên phiếu học tập
- Giáo viên có thể dự kiến thời điểm hướng dẫn học sinh làm bài tập trên lớp một cách linh hoạt sáng tạo.
- Giúp học sinh nắm vững yêu cầu, thực hiện tốt yêu cầu bài tập.
- Học sinh có thể đổi phiếu để tự kiểm tra đánh giá lẫn nhau rồi báo cáo kết quả trước lớp.
k/ Hướng dẫn theo nhóm: dạy học theo nhóm là hình thức được sử dung xen kẽ trong tiết học, có tác dụng thay đổi vị thế của học sinh trong lớp. Từ vị thế nghe- viết (nhìn viết, nhớ viết) trở thành vị trí tích cực chủ động, thảo luận, thống nhất và học sinh tự chủ động chiếm lĩnh kiến thức trong học tập. Do vậy, vai trò của giáo viên hết sức quan trọng trong việc nhận xét, đánh giá chất lượng, chốt ý đúng trong từng bài tập.
-
Giáo viên đọc đoạn bài viết chính tả cần viết giúp học sinh nắm vững nội dung chính tả của bài viết.
-
Hướng dẫn học sinh nhận xét những hình tượng chính tả trong bài (Những chữ nào viết hoa? Vì sao phải viết hoa? Chữ đầu dòng viết như thế nào?…)
-
Luyện viết chữ khó hoặc dễ lẫn.
- Mỗi giờ chính tả nên chấm 10 - 15 học sinh, chấm luân phiên trong giờ chính tả.
- Nêu hướng khắc phục cho cả lớp, đặc biệt khen những em viết đẹp, đúng mẫu cỡ chữ, dành thời gian khác để học sinh khác quan sát và học tập.
-
Giúp học sinh nắm vững yêu cầu của bài tập.
-
Giúp học sinh chữa một số bài tập làm mẫu.
-
Cho học sinh làm bài vào bảng con, vào vở, giáo viên nhận xét, hướng dẫn học sinh viết đúng, viết đẹp.
Nguồn sưu tầm:
1 – Sách giáo khoa Tiếng Việt 2
2 – Sách giáo viên Tiếng Việt 2
3 – Tài liệu tập huấn Giáo viên Tiểu học
4 – Vở chính tả lớp 2
5 – Chuẩn kiến thức, kĩ năng – NXB Giáo dục, năm 2009